TIN TỨC
Tìm kiếm

Máy nén khí ly tâm - Ứng dụng trong công nghiệp

Máy nén khí ly tâm là một trong những loại máy nén được quan tâm bên cạnh máy nén khí trục vít, máy nén khí piston. Vậy công năng, ứng dụng và sử dụng dòng máy nén ly tâm thế nào? 


Máy nén khí ly tâm là gì?

Tương tự các sản phẩm máy nén khí thông thường thì máy nén khí ly tâm cũng là thiết bị máy được sử dụng để tăng áp suất chất khí ở mức lưu lượng nào đó lên mức áp suất nhất định, đáp ứng nhu cầu đời sống sinh hoạt, sản xuất của con người. Máy hoạt động theo nguyên tắc biến đổi động năng. Đây là dòng máy thường được sản xuất dưới dạng các mô đun và rất tiện lợi trong quá trình lắp đặt. Máy thường được lắp đặt cố định bởi thiết kế khá cồng kềnh.

Dòng máy này có khả năng tạo ra nguồn khí nén lớn nhưng quá trình hoạt động, người dùng không nên để thiết bị làm việc dưới mức tải công suất vì sẽ khiến lượng khí nén còn dư bị thải ra bên ngoài môi trường và làm giảm khả năng hoạt động của máy.

Cấu tạo máy nén khí ly tâm

Máy nén ly tâm có cấu tạo khá phức tạp với nhiều bộ phận khác nhau:

  • Vỏ máy: Các thiết bị này đều sử dụng gang xám hay bằng gang hợp kim để chế tạo nên phần vỏ cho thiết bị. Nguyên nhân là do chất liệu này có độ cứng cáp lớn nên có thể bảo vệ cũng như làm giá đỡ cho các chi tiết khác trong máy. Bên trong phần vỏ máy còn được thiết kế các ổ trục để đỡ các trục máy, hệ thống dẫn nước có tác dụng làm mát máy, các khoang để dẫn khí. Vỏ máy nén này có hai kiểu cấu tạo là: vỏ tháo ngang và vỏ tháo dọc, trong đó vỏ tháo ngang được sử dụng phổ biến hơn. 
  • Trục máy nén ly tâm: Trục máy được chế tạo bằng thép hợp kim và được lắp tại các ổ đỡ trên vỏ máy.  
  • Bánh công tác: bộ phận này được lắp trên trục máy có nhiệm vụ làm biến đổi động năng chất khí, đây cũng chính là bộ phận thực hiện quá trình nén khí. Có 3 loại bánh công tác là: bánh công tác kín, bánh công tác hở, bánh công tác nửa hở.
  • Cánh định hướng: thực chất đây là một tấm kim loại đặt sát với bánh công tác. Bộ phận này sẽ đóng vai trò dẫn  dòng khí đi từ cửa xả của cấp nén này tới cửa nạp của cấp nén kế tiếp theo
  • Bộ phận làm kín bao gồm: vòng đệm kín khuất khúc, vòng bịt kín kiểu tiếp xúc cơ học, Đệm màng lỏng (oil seal),...

Nguyên lý hoạt động của máy nén khí ly tâm

Nguyên lý hoạt động này cũng phức tạp hơi so với 2 dòng máy nén khí piston và trục vít. Khi thiết bị khởi động sẽ làm cánh quạt bên trong máy hoạt động với vận tốc lớn để từ đó hút không khí từ bên ngoài vào bên trong thiết bị.

Không khí sẽ được di chuyển vào vòng khuếch tán tĩnh. Tại đây, thiết bị sử dụng đĩa xoay hình cánh quạt hoặc bánh đẩy để từ từ ép khí vào phần rìa của bánh đẩy làm tăng tốc độ của khí, không khí sẽ bị giãn nở làm tốc độ của cánh quạt giảm và tăng áp suất.

Không khí tiếp tục được đưa vào bên trong buồng chứa. Tại đây, không khí được dẫn vào và một bộ phận quay có tốc độ cao được gia tốc lớn. Với sự chênh lệch về vận tốc, lưu lượng và công suất sẽ tạo ra nguồn khí nén có áp suất lớn.

Tại bộ phận khuếch tán tổ hợp, không khí giãn nở ra và làm cho áp suất tăng lên. Cuối cùng, khi đi qua guồng động có sự biến đổi về áp suất mà khối lượng riêng của khí cũng sẽ thay đổi. Khi guồng động quay, khí nén sẽ từ tâm lan sang xung quanh, vận tốc của không khí cũng tăng và đồng thời làm tăng áp lực động của khí nén.

Máy nén khí ly tâm Hitachi

Ứng dụng của máy nén khí ly tâm

Nếu so sánh với các model máy nén khí piston hay trục vít có công suất từ 15 - 220kw có lưu lượng đạt tối đa là 42 m3/phút  thì máy nén không khí ly tâm lại có lưu lượng khí lớn hơn rất nhiều lần, từ 50m3/phút trở lên. Do vậy, các thiết bị nén khí ly tâm rất thích hợp để dùng ở những nơi có nhu cầu sử dụng khí nén lớn.

Bên cạnh đó, các sản phẩm nén khí này có thể nén khí lên đến từ hàng trăm đến hàng ngàn mã lực, ứng dụng được trong các lĩnh vực công nghiệp nặng và các công việc cần nhu cầu khí nén liên tục. 

Ưu – nhược điểm của máy nén ly tâm

Thiết bị nén khí ly tâm sở hữu rất nhiều ưu điểm vượt trội đây cũng chính là lý do mà dòng sản phẩm này lại được nhiều khách hàng lựa chọn đến vậy. tuy nhiên, bên cạnh các ưu điểm thì máy cũng có không ít nhược điểm. Dưới đây là bằng phân tích ưu nhược điểm của máy nén khí ly tâm để giúp dưới đọc hiểu kỹ hơn về thiết bị này:

Ưu điểm

Nhược điểm

+ Hiệu suất làm việc cao: Cấu tạo chắc chắn và nguyên lý hoạt động riêng biệt giúp thiết bị có thể đạt được 100% hiệu suất. Từ đó cung cấp nguồn khí nén lớn và liên tục, đảm bảo cho quá trình vận hành trong nhà xưởng, nhà xưởng đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.

+ Công suất lớn: Máy có công suất và lưu lượng lớn, thường có công suất lớn gấp nhiều lần máy nén khí piston và trục vít

+ Tuổi thọ cao: Các bộ phận, linh kiện máy đều được cấu thành từ các vật liệu tốt, có khả năng chống chịu va đập, được ráp nối chắc chắn nên máy có tuổi thọ cao ít xảy ra sự cố hỏng hóc giúp người dùng tiết kiệm được khoản chi phí sửa chữa khi sử dụng

+ Sản phẩm có kích thước lớn, cồng kềnh nên không gian đặt máy phải rộng và thoáng mát

+ Giá máy của máy bơm nén khí ly tâm khá cao không phù hợp với điều kiện tài chính của nhiều đơn vị, doanh nghiệp 

+ Thiết bị được lắp đặt cố định nên tính cơ động của máy không cao

+ Cấu tạo phức tạp nên việc sửa chữa, vệ sinh máy hay thay thế linh kiện cũng tiêu tốn nhiều thời gian, đòi hỏi thợ có kinh nghiệm và tốn kém chi phí.

 

Hợp Nhất là đơn vị có kinh nghiệm trên 12 năm trong lĩnh vực máy nén khí. Chúng tôi luôn tư vấn miễn phí mọi thông tin về hệ thống khí nén, hệ thống khí nito - oxy công nghiệp. Chi tiết xin vui lòng liên hệ Hotline: 0866229177

Tin khác

SẢN PHẨM