TIN TỨC
Tìm kiếm

Công tắc áp suất - Rơ le áp suất

Công tác áp suất là một thiết bị không thể thiếu trong máy móc công nghiệp. Nó có nhiệm vụ quan trọng là kiểm tra áp suất gas lạnh tại đầu hút của máy nén khí.


Công tắc áp suất là gì?

Công tắc áp suất là thiết bị được sản xuất thiết kế để cung cấp cho người dùng một công có thể chuyển đổi được tín hiệu áp lực hoặc hiệu áp lực thành tín hiệu mở tắt của mạch điện. Nó thực hiện chức năng: Cung cấp cho hệ thống đang làm việc những thông tin, tín hiệu phản hồi điện để đáp ứng việc đo áp suất đang tăng hoặc giảm từ đó thực hiện đóng – mở.

Tùy vào mỗi hệ thống hoạt động với quy mô, công suất, kết cấu mà số lượng công tắc áp suất cần lắp đặt có thể dao động từ một đến nhiều cái khác nhau. Vì một công tắc chỉ liên quan đến việc điều chỉnh tại một điểm đặt hoạt động đã chọn trước.

Ngoài tên gọi công tắc áp thì nó còn được gọi là rơ le áp, relay áp suất (Pressure Switches). Cấu tạo của một rơ le khá phức tạp với rất nhiều bộ phận như sau: hộp giãn nở, lò xo, vít, đầu nối, tay đòn, đường nối dây điện, tiếp điểm… Tùy vào loại thiết bị mà cấu tạo này có thể thêm một số bộ phận, chi tiết.

Nguyên lý hoạt động

Công tắc áp suất dùng áp suất của chất chứa bên trong buồng hoặc thùng chứa để kích hoạt cơ chế hoạt động vật lý. Sau đó nó sẽ kích hoạt hai tiếp điểm bên trong để thực hiện việc chuyển mạch đóng mở (on/off) thiết bị đã được kết nối từ ban đầu. Đối với loại công tắc áp suất cơ thì những điểm áp suất được cài đặt sẵn do các nhà sản xuất nên không thể điều chỉnh.

Đối với công tắc áp suất điện thì thì nó sẽ dùng tín hiệu điện để kích hoạt công tắc. Nó còn thường cung cấp tín hiệu thứ cấp giúp theo dõi mức áp lực trong buồng. Các điểm chuyển đổi, điểm áp suất thường được định sẵn trong các nhà máy nhưng có thể được điều chỉnh theo yêu cầu thông qua dao diện.

Cách lắp rơ le áp suất

Với các rơ le áp suất nước sẽ được lắp vào các máy bơm nước giếng đào, giếng khoan. Trong khi đó, rơ le áp suất khí nén là bộ phận không thể thiếu của các máy nén khí. Ngoài ra, thiết bị còn ứng dụng trong chuyển đổi dòng điện cao của hệ thống bơm nước; lắp trên các bảng áp suất của cửa trượt; kiểm soát sạc các tế bào bên trong pin, kích hoạt báo động nếu áp suất trong máy bay, trực thăng giảm…

Các loại công tắc áp suất

Hiện nay, có rất nhiều loại công tắc áp nhưng được phân chia thành 2 loại chính đó là: Công tắc áp suất khí nén và thủy lực.

Công tắc áp suất khí nén (Rơ le áp suất khí nén)

Việc phân loại cụ thể công tắc áp sẽ giúp cho việc lựa chọn sử dụng thiết bị có độ chính xác và phù hợp cao, tiết kiệm thời gian và chi phí. Người ta phân chia công tắc áp suất đơn, kép dựa trên số lượng các tín hiệu cảm biến có thể nhận tín hiệu trong thiết bị.

Công tắc áp suất đơn (Rơ le áp suất đơn)

So với các rơ le khác thì rơ le đơn được đánh giá bền hơn nếu được làm từ những chất liệu tốt, chống ăn mòn, chống gỉ và oxi hóa như: đồng, inox, nhựa.

Cấu tạo của công tắc áp đơn

Vít đặt áp suất thấp LP, vít đặt vi sai LP, tay đòn chính, lò xo chính, lò xo vi sai, hộp xếp giãn nở, đầu nối áp suất thấp, tiếp điểm, vít đấu dây điện, vít nối đất, lối đưa dây điện vào, cơ cấu lật để đóng mở tiếp điểm dứt khoát, tấm khóa, tay đòn, vấu đỡ, nút reset, đối với công tắc áp suất cao, vít đặt áp suất cao HP, đầu nối áp suất cao.

Rơ le áp suất thấp

Rơ le áp suất thấp được chế tạo để hoạt động trong áp suất bay hơi hay ngắt mạch máy nén khí khi áp bắt đầu giảm xuống đến mức bảo vệ máy nén. Ngoài ra, nó còn dùng để điều chỉnh năng suất lạnh. Một số loại rơ le thấp phổ biến: Rơ le áp suất Danfoss Kp2, Danfoss Kp1, rơ le Danfoss 1A…

Có một điều lưu ý với khách hàng đó là: Các tiếp điểm của công tắc hoạt động với tốc độ cao, có áp lực đóng tiếp điểm động lên các tiếp điểm tĩnh. Điều này là vô cùng cần thiết để tránh được các sự cố như cháy, dính tiếp điểm, nổ tiếp điểm do sự hình thành của các hồ quang hoặc tia lửa điện khi mở tiếp điểm. Với một rơ le, tiếp điểm rất quan trọng và hồ quang chính là mộ trong những nguyên nhân chính gây hỏng tiếp điểm. Từ đó, trục trặc tại các tiếp điểm giảm, tăng tuổi thọ cho rơ le

Thời gian từ khi tiếp điểm động gặp tiếp điểm tĩnh và đến kết thúc mạch thì người ta gọi đó là thời gian đóng mạch.

Thời gian đóng mạch trung bình của một rơ le là khoảng một phần vạn giây.

Rơ le áp suất cao

Rơ le áp suất cao thực hiện nhiệm vụ đóng mở khi áp suất ngưng tự của dòng môi chất lạnh. Nó sẽ ngắt khi áp suất vượt quá ngưỡng cho phép của máy nén khí, nén hơi. Về nguyên lý hoạt động của loại rơ le áp cao cũng khá giống với rơ le áp thấp. Tuy nhiên, việc bố trí các tiếp điểm sẽ không giống nhau.

Khi áp suất của máy nén tăng lên và vượt qua mức cho phép tức nghĩa là vượt qua giá trị cài đặt trên rơ le thì rơ le mở tiếp điểm, ngắt mạch điện của máy nén khí. Máy nén khí sẽ hoạt động trở lại khi áp suất giảm dưới mức áp suất cài đặt đã trừ đi vi sai.

Người ta phân chia thành 3 loại rơ le áp cao: Rơ le áp cao có giới hạn áp suất, rơ le áp cao có giới hạn áp suất an toàn, rơ le cao loại thường.

Công tắc áp suất kép (Rơ le áp suất kép)

Người ta gọi là rơ le áp suất kép khi có sự kết hợp giữa rơ le áp thấp và rơ le áp cao. Nó được tổ hợp chung trong 1 vỏ duy nhất và thực hiện chức năng của cả hai rơ le. Rơ le kép sẽ ngắt khi áp suất vượt quá mức cho phép và khi áp hạ dưới mức cho phép. Tùy vào model, thiết kế mà việc đóng điện có thể thực hiện bằng tay với tay đòn reset phía trong vỏ hoặc nút nhấn reset ngoài.

Có một điều mà lưu ý khách hàng khi tiến hành lắp đặt rơ le áp suất kép Danfoss này đó là: Loại ống nối từ ống hút, ống đẩy phải ở vị trí phía trên, giúp ngăn dầu rơi vào hộp xếp. Thực hiện việc này sẽ giúp tiếp điểm làm việc bình thường, hộp xếp không bị bó.

Song song với các loại trên, chúng ta không nên bỏ qua rơ le hiệu áp suất dầu giúp bảo vệ sự bôi trơn cho máy nén khí một cách tốt nhất. Do áp suất trong khoang của máy nén khí sẽ thay đổi nên áp suất dầu vào phải thay đổi để luôn bôi trơn máy nén. Hiệu áp suất dầu là thông số chính xác thể hiện việc bôi trơn của máy nén.

Công tắc áp suất thủy lực

Rơ le áp suất dầu hay công tắc áp suất thủy lực thủy lực là một loại rơ le có đến 3 tiếp điểm. Có một đường dầu được thiết kế ở đỉnh rơ le, đấu nối vào hệ thống với đường dầu ra của bơm thủy lực, một đường dầu trích, một nút vặn điều chỉnh áp suất.

Khi áp suất dầu, chất lỏng, nước trong hệ thống bằng với áp suất do người vận hành cài đặt thì tiếp điểm sẽ đóng, động cơ điện sẽ ngắt.

Công tắc áp suất thủy lực có nhiều loại phân chia theo môi trường chất sử dụng: dầu, nước. Giá công tắc áp suất nước sẽ thay đổi tùy thuộc vào hãng sản xuất, model, kích cỡ và thông số. Lắp đặt công tắc áp suất nước sẽ giúp bảo vệ bơm, bảo vệ hệ thống cung cấp nước, tăng độ bền, giảm thiểu sự cố và tiết kiệm điện năng, nước.

Ngoài việc phân chia trên thì người ta còn chia theo xuất xứ:

  • Nơi sản xuất: Đài Loan, Hàn quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Đức, Trung Quốc
  • Theo hãng sản xuất thì có các loại: Công tắc áp suất Danfoss, Weflo, Saginomiya, Autosigma, Sunny…

Ngoài ra, chúng ta có biết đến những loại công tắc đặc thù như: Công tắc amoniac được thiết kế với chất liệu thép không rỉ, thép carbon để hạn chế ăn mòn tốt nhất. Công tắc feon có thể làm từ thép hoặc hợp kim đồng.

Để có thể lựa chọn cho mình một thiết bị đóng ngắt dựa vào tín hiệu áp suất phù hợp thì những thông số như: Ngưỡng áp suất, môi trường đo, trọng lượng, áp max – min, nhiệt độ làm việc… không thể bỏ qua.

Với hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực máy nén khí công nghiệp; Hợp Nhất sẵn sàng hỗ trợ miễn phí thông tin liên quan đến công tắc áp suất cho máy nén khí. Chi tiết vui lòng liên hệ Hotline: 0989508177

Nguồn:Máy nén khí Hợp Nhất

Tin khác

SẢN PHẨM